Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Chôn đứng - mai táng tiết kiệm kiểu Australia

Ông Allan Heywood, 64 tuổi, đã trở thành người khai sinh cho hình thức mai táng mới để bảo vệ môi trường: thay vì nằm nghỉ dưới huyệt mộ, ông đã được thân nhân chôn trong tư thế đứng tại nghĩa trang gần Darlington, ngoại ô thị trấn Camperdown, phía tây tiểu bang Victoria của Australia.
Vốn là một cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam, sau khi rời quân ngũ, ông Allan sinh sống như một nhạc công chuyên chơi nhạc trong các quán rượu và nhìn thế sự với con mắt của một "nhà hiền triết", Ông qua đời vì căn bệnh ung thư vào ngày 28/9/2010.

Tuy nhiên, cách thức mai táng có một không hai này đã được ông quyết định từ lâu, ngay khi biết mình khó thoát khỏi căn bệnh nan y này.

Khi thổ lộ ý muốn được mai táng theo hình thức trên với phóng viên nhật báoHerald Sun cách đây vài tháng, ông Allan nói: "Thật là điều hay nếu mình là người đầu tiên làm được việc gì đó. Mọi người ai cũng muốn có một chỗ đứng nho nhỏ trong lịch sử. Những năm qua tôi đã dự nhiều đám tang và tôi chưa bao giờ cảm nhận được chúng. Tôi là một kẻ vô thần".

Allan cho biết ông chỉ tốn có 2.750 đôla Australia cho phần mộ của mình và con số này chỉ bằng một nửa chi phí chôn cất thông thường. Ngoài ra, ông cũng yêu cầu chuẩn bị vải liệm có thể phân huỷ và có thể trở thành dưỡng chất của cây cỏ.

Chẳng những thế, mộ phần của ông cũng không có bia mộ, không có lễ tang, không có quan tài và chuyện này sẽ không tạo ra gánh nặng tài chính cho con cái. Ông muốn sau này có tưởng nhớ đến ông, chúng có thể tưởng niệm ở bất cứ nơi đâu: ngoài quán rượu hay trong câu lạc bộ bóng đá...
Tuy nhiên, chi phí thấp hay lợi ích đối với môi trường không phải là lý do chính.
Theo ông Allan, vấn đề chính là những tang lễ rình rang chỉ dành cho người sống chứ không phải dành cho người chết. Trên thực tế nhiều người bỏ bê cha mẹ trong viện dưỡng lão, đến khi cha mẹ khuất núi thì làm tang lễ hoành tráng chỉ để khoe của.
Gia đình của ông Allan cũng đã đồng ý với lời trối trăng của ông là không có mặt tại nơi chôn cất và chỉ có các nhân viên của nhà quàn tiến hành việc đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
(Theo Vietnam+)

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Kinh hoàng “má mì” tuổi teen

Dưới sự chỉ đạo của Hoa, ngày ngày gần chục cô gái tuổi teen ăn mặc đẹp toả đi mồi chài, dụ dỗ nữ sinh bán “cái ngàn vàng”.

Điều đặc biệt ở chỗ những đối tượng thanh thiếu niên ấy không phải là nạn nhân trong vụ án. Những cô gái còn trong độ tuổi đi học này đóng vai trò… Tú Bà trong các “ổ nhền nhện”.
Nữ sinh lập đường dây bán “cái ngàn vàng”
Một trong những vụ án đầu tiên phát hiện Tú Bà ở độ tuổi nữ sinh là vụ môi giới mại dâm do công an quận Hải An (Hải Phòng) triệt phá vào giữa năm 2007. Nhóm “nữ quái” độ tuổi 16 – 18 do “má mì” Phùng Thị Hoa (18 tuổi, ngụ khu C2, tập thể thảm len, Cát Bi, quận Hải An) và em gái Phùng Thị Vi (học sinh cấp 3) cầm đầu đã lôi kéo không ít nữ sinh vào đường dây mại dâm bán “cái ngàn vàng”. Dưới sự chỉ đạo của Hoa, ngày ngày gần chục cô gái tuổi teen ăn mặc đẹp toả đi mồi chài, dụ dỗ nữ sinh bán “cái ngàn vàng”.
Là những thiếu niên, nhưng lại tinh quái nên những đối tượng này biết cách tiếp cận, dụ dỗ những bạn cùng trang lứa. Địa điểm mà chúng thường xuất hiện nhất là… cổng trường. Sau khi tiếp cận, làm quen rồi “thân thiết” với các đối tượng “con mồi tiềm năng”, chúng liền “rắc thính” những nữ sinh nhẹ dạ, thích ăn chơi, đua đòi bằng cách đưa các bạn đến chốn ăn chơi. Sau khi đã “nghiện” chơi bời, những nữ sinh này dễ dàng nghe theo lời “má mì” bán “cái ngàn vàng” để kiếm tiền.
Hoạt động đến đầu tháng 10.2007, đường dây này đã bị Công an quận Hải An phát hiện bắt giữ khi chúng đang đưa “con mồi” đến cho khách xem “hàng”. Hoa cùng 3 đồng phạm khác bị bắt giữ về hành vi môi giới mại dâm.
Tại cơ quan điều tra, “má mì” Hoa khai nhận mình cũng từng là nạn nhân của các “má mì” tiền bối. Trước đó, khi mới chỉ 16 tuổi, Hoa đã bị một số đối tượng lôi kéo dụ dỗ đưa sang tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) bán vào “động” mại dâm. Đầu năm 2006, sau khi thoát được, về Hải Phòng, Hoa thu nạp được thêm đồng bọn toàn là những cô gái thuộc dạng thích ăn chơi đua đòi, đang độ tuổi teen tới trước cổng trường vào các giờ học sinh đến lớp và tan học để lôi kéo dụ dỗ các em học sinh “bán trinh”.
Công an nhận thấy những đối tượng này dù mới ở tuổi “ô mai” nhưng hoạt động không kém phần “chuyên nghiệp”. Thường thì sau khi dụ dỗ được các nữ sinh, chúng sẽ đưa nạn nhân đến Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng khám xem có còn “nguyên vẹn” hay không. Khi tìm được khách làng chơi, chúng sẽ bố trí địa điểm là nhà nghỉ hoặc quán cà phê để đưa nữ sinh đến cho “khách” xem mặt. Do các đối tượng này thường xuyên thay đổi địa điểm giao “hàng” nên thường không gây nhiều nghi vấn. Phải đến đầu tháng 10.2007, khi một nữ sinh là nạn nhân của chúng gọi điện về nhà thông báo sự việc, gia đình của nạn nhân mới trình báo cơ quan công an và đến khi đó ổ “nhền nhện” tuổi học sinh này mới bị triệt phá.
“Má mì” 15 tuổi đang mang thai vẫn đi bán thân
Mới đây, công an quận Dương Kinh (Hải Phòng) cũng vừa bóc gỡ một đường dây mua bán dâm do 2 chị em Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Thị Phương (đều ngụ tổ 1, phường Hải Thành) cầm đầu. Đau lòng ở chỗ, hai đối tượng này khi phạm tội “môi giới mại dâm” thì một chưa đầy 16 tuổi và đang mang thai, một còn đang tuổi 15. Hai đối tượng khác cùng tham gia đường dây cũng bị bắt giữ là Đặng Quang Vĩnh (34 tuổi, thợ cắt tóc) và Nguyễn Văn Báu (31 tuổi, lái xe, cùng ở tổ 3, phường Hải Thành, quận Dương Kinh).
Những thông tin về hoạt động phạm tội của 2 chị em Phương, Dung đã bị Công an quận Dương Kinh phát hiện vào cuối năm 2009. Nắm được thông tin về một nhóm đối tượng vị thành niên, là học sinh THCS và THPT bán dâm và môi giới bán dâm tại một số nhà nghỉ trên địa bàn và vùng lân cận. Thông qua biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã vận động được một nạn nhân 14 tuổi ra trình báo cơ quan công an. Nạn nhân khai báo do thường xuyên lên mạng “chat” nên đã quen với Dung. Biết nạn nhân thiếu tiền chơi game, Dung đã đưa nạn nhân đi bán trinh cho đối tượng Báu với giá 1,5 triệu đồng. Sau khi nạn nhân “tay đã nhúng chàm”, 2 chị em Phương, Dung liên tục dắt nạn nhân “đi khách”. Tại cơ quan công an, 2 “má mì” này khai nhận thậm chí những khi khách muốn “của lạ” thì 2 “má mỳ” này cũng sẵn sàng bán thân với giá 200 ngàn đồng/lần.
Khi cơ quan chức năng xuống nhà 2 thiếu nữ này để thông báo sự việc, họ mới biết rằng 2 cô gái này có hoàn cảnh gia đình khá éo le: bố mẹ bỏ nhau từ nhỏ, hai chị em sống cùng ông bà ngoại, thiếu sự quản lý của gia đình nên nghịch ngợm, đua đòi từ rất sớm. Khi bị bắt, Phương đang là học sinh lớp 11, còn Dung đang học dở năm học 2009 – 2010. Theo một số giáo viên, khi còn học, tuần nào Dung cũng bỏ vài buổi, thậm chí có lần còn bỏ học suốt nhiều tuần liền “đi bụi” và sau một thời gian lại trở về giở “bài” hoàn cảnh éo le để năn nỉ các thầy cô chấp nhận cho học tiếp. Đầu năm 2010, Dung lại mượn xe đạp của bạn cùng lớp đem cầm đồ rồi bỏ đi lang thang.
Mới đây ở Hà Nội, vụ án Tú Bà “My sói” cũng gây xôn xao dư luận. Mới 14 tuổi nhưng Đào Thị Hương đã sớm nổi tiếng với biệt danh My “sói” cầm đầu một nhóm đối tượng chuyên đi dụ, bắt, tổ chức hiếp dâm, cưỡng đoạt tài sản của các cô gái. Bọn chúng lấy những cô gái chơi bời “kẹt nét” làm đích nhắm. Dụ được con mồi, My “sói” cùng đồng bọn đe doạ, đánh đập, ép các cô gái lên xe máy hoặc taxi đến nhà nghỉ thuê phòng rồi cưỡng bức quan hệ tình dục, đe doạ, khống chế buộc họ phải bán dâm theo sự điều động của mình.
Báo động vấn nạn “Tú Bà” trẻ hóa
Theo đánh giá của chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 -2010, hiện trên cả nước ước tính có 30.900 người bán dâm (tăng 0,9% so với năm 2003). Trong đó số người bán dâm có hồ sơ quản lý chỉ chiếm hơn 15 ngàn người. Đáng lo ngại là số phụ nữ bán dâm ngày càng trẻ hóa. Gái mại dâm từ 16 -18 tuổi chiếm hơn 15%; từ 18 -25 tuổi chiếm 42% và từ 25 -35 tuổi chiếm 35%. Độ tuổi của các “má mì” theo đó cũng ngày càng được trẻ hóa, lại chủ yếu xuất thân từ nông thôn và hầu hết đã qua nghề “gái bao” nên thừa thủ đoạn để trốn tránh pháp luật. Nhìn chung các đối tượng này trình độ văn hóa rất thấp, khoảng 80% văn hóa cấp 1 và 2; 10% mù chữ.
Lý giải nguyên nhân vấn nạn này, một cán bộ Hội phụ nữ cho rằng đó là hậu quả của lối sống buông thả và thiếu sự quan tâm của gia đình. “Ở lứa tuổi các em chưa có nhận thức đầy đủ về cuộc sống, do gia đình và các tổ chức đoàn thể địa phương không giáo dục, định hướng kịp thời nên các em đã lạc đường”, vị cán bộ này nhận định.
Một cán bộ điều tra công an quận Dương Kinh (Hải Phòng) đã từng tham gia triệt phá một số vụ các nữ sinh phạm tội tổ chức bán dâm tâm sự: “Thật khó khăn khi phải ngồi lấy lời khai những đứa trẻ chưa bằng tuổi con gái mình mà đã lọc lõi, mà đã đầy thủ đoạn như các Tú Bà chính hiệu. Giá như các cháu có được điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt của gia đình và xã hội thì đâu đến nỗi…”

Lấy từ_ Câu chuyện đời thường

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Cười đả kích

Quan sắp đánh bố

Một anh lính lệ tính cương trực, thấy quan huyện làm nhiều điều trái mắt, thường hay chế nhạo. Quan vẫn định bụng trị. Một hôm, có người đến vu cho anh ta ăn tiền ở ngoài chợ. Quan mừng thầm có có dịp báo thù, liền cho đi bắt về.
Anh lính lệ về, dắt cả thằng con đi theo. Quan vừa trông thấy, đập bàn, thét:
Ä Ðánh! Ðánh! Ðánh cho nó chừa cái tật ăn hối lộ đi!
Anh lính lệ ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con:
- Con đứng lui ra. Quan sắp đánh bố đấy!

Ông huyện với ông đồ
Có anh học trò thi đậu ông đồ ở đâu tới xứ chỗ ông huyện nhậm để dạy học, mà hay làm ra vẻ ông đồ lắm, đờn địch chơi bời phong lưu, ông huyện không ưa mới làm một bài thơ biếm chơi rằng:
Tú tài đỗ những khoa mô?
Làm tích trong nhà mặt tỉnh khô.
Con trẻ ngất ngơ kêu cậu cống,
Mụ già nhóc nhách gọi cha đồ.
Ngày dài đờn phím nghe inh ỏi,
Buổi vắng thơ ngâm tiếng ầm ồ.
Ai khiến tới đây làm bậy bạ?
Khen cho phổi lớn quá mơ hồ.
Ông đồ nghe được thì bộ (hoạ) lại như vầy:
Biển rộng mênh mông dễ cạn khô.
Tuy chửa vẻ vang quyền cậu cống,
Song đà tỏ rõ mặt ông đồ.
Nhờ chút ơn Nghiêu nhuần phơi phới,
Sá chí muôn Chích sủa ồ ồ.
Căm loài thạc thử lòng tham cha,
Ðố khoét cho tao lúa hết bồ.

Quan lái lợn làm cụ trong dân


ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn.
Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn:
- Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn).
- Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).

Câu đối có chí khí.
Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu
hỏi rằng :
- Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
Ðứa học trò chí khí đối lại liền :
- Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được

Quan rẻ thối
Có một ông quan huyện thấy cần phải đi hành hạt để xem dân tình trong huyện đối với mình ra sao. Chọn ngày lành tháng tốt quan lên đường. Ðể cho oai, quan bắt dân phi phải khiêng mình bằng một chiếc võng đòn con thật đẹp. Lại thêm một chiếc lọng xanh do một cậu lính vác cho ra vẻ. Ngày ấy là phiên chợ huyện. Quan muốn dạo chợ. Sắp đến đầu chợ, quan nghe trong một nhà bên phố, tiếng chồng bảo vợ:
- Bà mày hôm nay không mua thịt chớ thịt rẻ lắm. Một quan phải hai người người gánh. Quan thịt rẻ thối như thế không biết đường mà mua.
Nói xong chị ta còn đay lại: "Quan rẻ thối"
Quan huyện biết lão này chửi xỏ mình, tức quá nhưng không biết trị làm sao được. Thấy lính hầu và dân phu có vẻ đắc ý cười tủm, quan tức quát chạy thẳng, không dạo chợ nữa

Ẻ đầu vua
Một ông lý, miệng lúc nào cũng lu loa: "Có quan phụ mẫu ở trên đầu".
Thằng bé - con ông - mới dăm bảy tuổi, một hôm thóc mách hỏi bố:
- Ai ở trên đầu cha?
- Quan phụ mẫu.
- Quan phụ mẫu là ai?
- Là quan huyện.
- Trên quan huyện là ai?
- Là quan tỉnh.
- Trên quan tỉnh là ai?
- Là các quan trong triều.
- Trên các quan trong triều là ai?
- Là vua.
- Trên vua là ai?
Ông lý bí. Nhưng sực nhớ mỗi khi đi xem tuồng, thấy vai vua ra sân khấu, khi nào cũng đội mũ có thêu hình hai con rồng chầu một cái hình tròn.
Ông đáp:
- Là con rồng.
- Thế con rồng mót đi ẻ, ẻ đầu vua à?!

Rèn của quí

Một hôm đang buổi trưa, cồng đòi nọ kia, vợ không chịu. Chồng cáu, vừa bỏ đi vừa bảo: "Ðược rồi, không cho ông, ông cắt quách đi cho mà xem".
Anh ta ra đồng kiếm một con lươn to, cắt hai khúc nắm trong tay, về bảo vợ:
- Khéo làm bộ, tao cắt rồi đây này. Từ nay thì ông đếch cần.
Chị vợ tưởng thật nằm lăn ra khóc hu hu. Chồng lại dỗ:
- Ai bảo! Thôi nín đi, đã thế này thì tôi đi rèn lại vậy. Nhưng từ nay đừng có mà gàn bướng nữa nhé.
Nói xong, anh ta mặc quần áo sang làng khác chơi một buổi rồi về:
- Gớm, khó khăn quá, đau bỏ mẹ, nhưng cũng rèn lại được rồi mẹ mi ạ!
Vợ mừng quá bảo:
- Ðâu, đâu, đưa tôi xem, hết bao nhiêu tiền? Nhà hãy thử xem có chắc không?
- Âý chết, mất ba quan tiền đấy, mới rèn mà thử nó bong ra thì bỏ mẹ. Chả chơi.
Nhưng anh vẫn thử. Ðang cơn thích thú, chị vợ nũng nịu:
- Sao không bỏ thêm ba quan nữa mà cạp thêm vào!.

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Cũ nhưng vẫn hay









Đơn xin cúp điện

Đơn xin cúp điện



Kính gửi: Ông giám đốc sở điện lực.

Em tên là: Lê Thị Bích Tèo

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Teen

Trình độ văn hóa: Lớp 12

Xin gửi tới ông lời đề nghị tha thiết như sau:

- Như trên đã nói, em đang học lớp 12. Nếu ông có một chút quan tâm ông sẽ hiểu trên đất nước ta hiện nay có hàng triệu học sinh lớp 12 như thế.

Và hầu như tất cả chúng em đang kiệt sức vì học. Em nói điều này bởi em tin chắc chắn ông có đi học, do đó ông sẽ hiểu cuộc sống của một học sinh cơ cực đến mức nào: sáng học ở trường với thầy trên lớp, chiều học thêm với thầy ở nhà thầy hoặc chỗ thầy thuê, tối học ở nhà, chủ nhật học tiếng Ang, thứ bảy học đàn, học võ hay học gì gì đó tùy thuộc vào mỗi gia đình.

Nói tóm lại, chúng em đã, đang và sẽ ngày đêm kiệt sức vì học và khiến cả nhà cũng kiệt sức theo: Ba thì đưa đón, mẹ thì nấu ăn và đi họp phụ huynh, anh chị thì kèm cặp, chú bác thì chạy chọt... Em luôn luôn cảm thấy việc học hành không còn là vui thích mà như cơn sóng dữ vồ lấy mình, liên tiếp đập mình vào bờ đó đến nát nhừ người như thịt băm viên.

Ông giám đốc sở điện kính mến!

Tại sao em lại kể những điều ấy ra với ông? Tại vì em, các bạn em từ lâu lắm rồi vẫn khao khát được nghỉ ngơi. Từ lâu lắm rồi, bọn em mơ ước có những phút bỏ sách vở ra, nhảy ùm xuống sông (sông có cá sấu cũng kệ, ngay cả khi cá sấu đang há mõm chờ) hoặc bọn em mong mỏi xếp sách vở lại, chạy ào ra bờ đê trên đôi chân trần, tay kéo sợi dây diều, mồm hét to lên những tiếng kêu không rõ.

Nói cách khác, tất cả học sinh đều thèm những giờ phút được bay, được phi và được lao. Tụi em tin chắc sự nghỉ ngơi thực ra cũng chính là sự học ở một khía cạnh khác.

Nhưng ông ơi, chúng em chưa khi nào được nghỉ ngơi cho ra hồn cả. Ngay cả ba tháng hè, quãng thời gian mà các nhà khoa học chứng minh rất cần thiết cho trẻ con chơi, cũng bị người lớn cướp lấy, bắt học thêm đủ thứ. Mặc dù người lớn nào cũng thương con, nhưng người lớn này cứ nhìn người lớn kia chứ ít khi dám dũng cảm nhìn chính bản thân mình, hậu quả là họ đua nhau bắt chúng em học thêm, học thêm và học thêm mãi mãi.

Trong cái đại dương học thêm mênh mông và đen kịt đó, em hạnh phút vô cùng khi thỉnh thoảng được nghỉ, nghỉ mà không ai dám nói, nghỉ mà cha mẹ, thầy cô phải chịu, nói tóm lại, nghỉ rất hợp pháp. Đó chính là những lúc cúp điện bất ngờ.

Thưa ông!

Tuy còn teen, em cũng hiểu một trong những việc cô cùng quan trọng của giám đốc sở điện là làm sao cúp điện đúng lịch (còn việc làm sao để chả khi nào cúp điện là chuyện chả giám đốc nào làm nổi nên ta không bàn ở đây cho khỏi mất công).

Ông, những giám đốc đi trước ông và những giám đốc đi sau ông luôn luôn ám ảnh về cái lịch cúp điện đó, và tuy họ là những người rất cố gắng, rất tài năng, thậm chí đôi khi rất đẹp trai (em viết vậy vì em là thiếu nữ) cũng chả ngăn cản được việc cúp điện bất thình lình.

 Nhưng gần đây ở thành phố ta, tình trạng cúp điện như thế bỗng diễn ra hơi nhiều. Mọi gia đình, không phân biệt già trẻ, không phân biệt trình độ văn hóa, kinh tế hay tôn giáo, đều có cơ hội bị cắt điện không báo trước (còn việc lúc nào cấp điện lại đương nhiên không báo trước rồi).

Tình trạng ấy khiến cho nhiều gia đình hay nhiều xí nghiệp rơi vào thảm cảnh. Nhưng như trên em đã nói, gia đình có nhiều thành phần và với tư cách thành phần trẻ con, em ủng hộ việc cúp điện bất ngờ của ông. Ủng hộ một cách nhiệt tình nhất.

Còn gì may mắn cho em và các bạn em hơn khi vừa mới mệt mỏi, nhăn nhó ngồi vào bàn học thì điện phụt tắt. Nếu cứ ngoan cố tiếp tục học sẽ tối mù và sẽ đẫm mồ hôi. Thế là cha mẹ, ông bà, dù có độc tài khoa học đến đâu, cũng buộc phải cho con cái dừng lại chơi đùa.

Thưa ông!

Thay mặt rất nhiều học sinh phổ thông đang ngày đêm vật lộn với sách vở, em xin chân thành cám ơn ông về những giây phút cúp điện xuất thần của ông vừa qua. Ông không hề biết, bằng hành động nhân đạo cao cả đó, sở điện lực đã mang lại niềm vui cho bao nhiêu học sinh. Thậm chí, em còn tin rằng là một nhà khoa học, ông đã cố tình đóng góp vào giáo dục cách cúp điện tuyệt vời này. Ông, và không ai khác ngoài chính ông, bằng hành động cụ thể, đã đưa việc nghỉ ngơi của trẻ em lên một tầm cao mới.

Em tin chắc ông là một người sâu sắc. Khi cúp điện bất thình lình, ông luôn luôn chuẩn bị trước cả ngàn lý do khách quan. Em nghe đồn xã hội ta có một mỏ lý do khách quan giàu trữ lượng vào loại cực cao của thế giới, có thể để ông và nhiều giám đốc khác khai thác rất lâu. Nhưng em chả tin điều đó. Em nghĩ rằng ông chỉ muốn trẻ con có những phút nghỉ ngơi, và càng bất ngờ, càng dày đặc càng tốt cho chúng. Đấy là một ý nghĩ vô cùng đúng đắn, chứng tỏ ông không những có nhãn quan kinh tế mà còn nhãn quan sư phạm.

Em, thay mặt các bạn em, tha thiết mong ông phát huy và bảo tồn tính cúp điện không báo trước đang thực hiện rất hiệu quả. Em mong ông có đầy đủ sức khỏe và niềm tin để thực hiện công việc đầy ý nghĩa này.

Cám ơn ông rất nhiều.

Lê Thị Bích Tèo

vươn lên trong cuộc sống


Sản Phẩm Của Người Khuyết Tật

Không chịu đầu hàng trước số phận không được may mắn của mình, những anh chị em khuyết tật ở cơ sở Nhà May Mắn đã chăm chỉ hoc tập, và đã tạo ra những sản phẩm của người khuyết tật hết sức độc đáo và đẹp mắt.


Khi bạn bước tới Trung Tâm Chắp Cánh của Nhà May Mắn bạn sẽ bắt gặp ngay những anh chị em khuyết tật ở đây đang miệt mài, say sưa với công việc của mình. Họ cố gắng làm ra thật nhiều những sản phẩm của mình, đề mong sao kiếm them chut thu nhập cho mình vun đắp cho cuộc sống còn nhiều khó khăn.


Những sản phẩm của người khuyết tật như the này chứa đựng trong đó nhửng nghị lực, cố gắng và sự vươn lên trong cuộc sống. Để chứng minh rằng những ngưởi khuyết tật cũng có thể tự nuôi sống bản thân mình bằng chính bàn tay cua mình..


Xem tại:  Sản phẩm của người khuyết tật

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Công dụng của mũ bào hiểm

Công dụng của mũ bào hiểm

Mọi người đều biết ở VN ta mưa nắng thất thường và thỉnh thoảng còn có mưa đá, nên thử tưởng tượng trong tình huống đó, sẽ như thế này.


Đối với giới trẻ mà nói chung và các B- boy nói riêng thì chiếc mũ bảo hiểm sẽ còn mang một công dụng khác cũng rất hữu hiệu, nếu bạn là dân mê HIP HOP thì đừng bỏ qua gợi ý này



Nếu bạn đang ở trong tình thế "thập diện mai phục" trong tay bạn không có một món vũ khí nào để chiến đấu, lúc đó bạn sẽ cám ơn cái nghị định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm


Không những thế, mũ bảo hiểm còn là một vũ khí vô cùng lợi hại, bạn có thể phòng thủ, cận chiến, tấn công từ xa đều rất hiệu quả và quan trọng hơn tất cả là nó hoàn toàn HỢP PHÁP


Nếu bạn phải đi chợ hàng ngày, hôm đó bạn quên mang theo giỏ thì chiếc mũ bảo hiểm sẽ vô cùng hữu dụng


Chiếc mũ bảo hiểm không chỉ bảo hiểm chiếc đầu của bạn mà còn có thể bảo hiểm tài sản quý giá của bạn, sẽ chẳng có ai ngờ là bạn cất tiền ở đó đâu,nên bạn không phải sợ bị móc ví khi ra đường

Cuối cùng, nếu bạn đam mê tốc độ và không muốn bị mất chiếc mũ Nike hàng trăm nghìn thì mũ bảo hiểm sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn
Resigzed ImageClick this bar to view the full image.

Chuyện Dê Đực Chửa (Trạng Quỳnh)

Chuyện Dê Đực Chửa

Tiếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thực ra sao, nhưng là người chuộng nhân tài, sau khi suy nghĩ, vua bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cái lệnh chéo ngoe ấy tất nhiên làm dân chúng phủ Thanh Hóa shốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Mà từ xưa đến giờ đã nghe ai nói cái chuyện lạ lùng ấy đâu! Thế nhưng, khi biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:

- Chuyện gì chớ chuyện này xin bố đừng lo. Bố cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng. Nghe Quỳnh nói vậy, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại vơi dân làng. Người tin kẻ nghi nhưng không còn có cách nào khác, mọi người đành làm theo yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô khi nhà vua có việc đi qua cửa Đông. Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống lên. Nghe tiếng khóc có vẻ lạ, vua sai lính lôi đứa trẻ đang khóc lên hỏi nguyên do. Quỳnh vờ như không biết đấy là vua, càng gào to, kể lể:

- Mẹ tôi đã chết mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi không chịu đẻ em bé cho tôi bế...

Vua nghe nói câu ấy, bật cười bảo rằng:

- Ôi chao quả là một thằng bé đần độn. Ba mày là đàn ông mà đẻ làm sao được?

Chỉ đợi cho vua nói vậy, Quỳnh liền nín ngay, rồi đứng chắp hai tay lại, nói thật trang nghiêm:

- Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa!

Nghe nói vậy, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé thần đồng mà bấy lâu mình vẫn nghe đồn.

Đơn xin chết

Đơn xin chết 
 
Kính gửi: Em yêu
Anh tên là: Lê Tèo
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Em
Trình độ văn hóa: Phổ thôngXin trình lên em một đề nghị như sau:
- Đã từ lâu anh yêu em. Điều này thực ra chả có gì là lạ vì con trai trong thành phố này ai chả yêu em. Với nước da trắng, mái tóc dài, giọng nói dễ thương, lại có trình độ đại học, thêm nữa vừa vào chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tổ chức tại Việt Nam, những chàng trai hâm mộ em gạt đi không hết.
Vấn đề nằm ở chỗ những chàng này có dám chết vì em hay không? Chết, như em đã biết, là hành động dữ dội nhất, quyết liệt nhất của con người, và điều kinh khủng nằm ở chỗ chúng ta chỉ có khả năng chết một lần thôi. Trên thế giới có rất nhiều trường hợp trúng số độc đắc hai lần, bị cá mập cắn ba lần hoặc ly dị bốn - năm lần cũng không phải hiếm, nhưng tuyệt nhiên chưa có ai chết hai lần được.  Rõ ràng chết không phải dòng sông, ta muốn tắm bao nhiêu thì tắm, dù ta có quần tắm hay chưa.
Cho nên anh khẳng định rằng nếu nhiều kẻ yêu em, nói sẽ chết vì em, hầu như 100% chúng nó nói xạo. Do chết quá hiếm hoi, chúng nó phải tiết kiệm chết, và phần lớn thiên hạ chỉ dùng chết ở phút cuối cùng của đời mình, họ hiểu một cách sâu sắc rằng chết sớm hơn sẽ phí đi.
Em thân yêu!
Vậy lý do gì anh lại muốn chết vì em, đã vậy, anh còn tha thiết muốn chết một cách khẩn cấp? Nói không giấu gì em, lý do là đầu hẻm nhà anh vừa xuất hiện một cái lô cốt.
Em đọc đến đây sẽ kêu to lên rằng: Thì đã sao? Thành phố ta có hàng trăm lô cốt, và không ai đảm bảo chúng không mọc thêm nữa, vậy chúng liên quan gì tới tình yêu và cái chết của anh?
Em hãy bình tĩnh, hãy nhớ cho rằng bao nhiêu năm nay, anh đã đành phải hiểu lô cốt không có chi khác thường, thậm chí chúng còn cần thiết, thậm chí tương lai tươi sáng đến mức nào phụ thuộc lô cốt tới mức đó.
Đã ba năm nay, anh sống sót qua thời kỳ lô cốt. Anh vẫn biết hết các cảm giác đi cạnh nó, đi khi nó rung rung và trèo lên đầu nó. Giống hệt như ba năm nay anh yêu em, yêu âm thầm, yêu không nói ra vì nhát gan.
Tất cả những kẻ nhát gan đều giống nhau ở chỗ sợ chết. Như trên đã nói, đời người chỉ chết một lần thôi, phải chết làm sao cho khỏi xót xa ân hận. Nếu chết vì em mà vẫn không được em yêu thì lãng phí biết chừng nào.
Và anh vẫn còn sợ lãng phí đời mình, cho tới tuần trước đây, khi lô cốt đầu hẻm được dỡ bỏ, người ta tái tạo mặt đường.
Quy trình tái tạo đó, cũng như bao nhiêu quy trình bí hiểm của thành phố này, anh đâu có được tham gia.
Anh chỉ nhìn thấy mặt đường lại láng o như cũ, thế là anh vui rồi.
Đùng một cái, trời đổ mưa. Như em đã biết, mưa là một hiện tượng thiên nhiên, nhưng luôn mang trong nó nhiều kịch tính. Nếu em xem nhiều phim Việt Nam, em sẽ thấy những phút chia tay nhau trời hay mưa, điều ấy không đạo diễn nào không thuộc.
Trời mưa khiến trái tim anh nghĩ về em và khiến con hẻm nhà anh ngập nước. Bản thân việc ngập nước ở thành phố ta không có gì mới. Nếu chả ngập mới kỳ lạ. Nhưng điều khiến anh và mọi người sửng sốt là một chiếc xe taxi đi vào vũng nước, bỗng bị cuốn lao đầu xuống vực sâu.
Em thân yêu!
Em là một cô gái có sắc đẹp và có văn hóa, em thừa hiểu vực sâu chỉ có ở núi cao hay trong rừng thẳm. Tìm vực sâu ở thành phố trong thế kỷ 21 chả khác gì tìm cá voi trong chai nước suối hoặc tìm vàng trong nhân bánh bao.
Vậy mà cái taxi ấy tìm được mới thần kỳ. Đã vậy, còn tìm một cách mãnh liệt, đầy kịch tính khiến người lái xe suýt chết. Chỉ vài giây thôi, nếu không nhanh chóng chui ra, anh ta đã chết thực sự rồi, chết theo nghĩa đơn giản nhất của từ ấy là nằm thẳng cẳng, hai tay buông xuôi chứ không phải như trong phim hoặc thơ.
Chứng kiến sự suýt chết của tay tài xế dễ thương, anh chợt hiểu rằng mình cũng có thể chết như thế. Với quãng đường hằng ngày phải đi lại, với bao nhiêu lô cốt đã vượt qua và bao nhiêu hố sâu đã được san lấp cẩu thả, anh hoàn toàn có khả năng mơ đến một cái chết bất thình lình, không hề báo trước và nói thẳng ra, chả hề vinh quang.
Vậy cơ hội chết phong phú, nhiều nhặn như thế, tại sao anh lại không chết vì em? Tại sao không dâng hiến cho em cái chết của mình.
Đằng nào chả chết, mà chết vì sa hố ga không chút gì vinh quang cả, không được ca ngợi đã đành, còn chưa chắc được bồi thường. Trong khi đó, chết vì em, chết vì tình yêu sẽ được đưa lên thơ, đưa lên màn ảnh hoặc đưa vào kịch, dại gì không chết cơ chứ? Không tin cứ nhìn tấm gương chàng Romeo. Chỉ chết cho nàng Juliet mà mãi mãi lưu danh.
Em thân yêu!
Tóm lại là xin em cho anh được chết. Ít ra cái chết ấy cũng do anh chọn lựa và có mục đích ca ngợi tình yêu. Đừng để anh chết vì những lý do tầm thường. Đừng cản anh.
Anh quyết chết một cách xứng đáng, giàu ý nghĩa chứ cương quyết không chết vì nhà thầu làm ăn bất cẩn. Giữa nhà thầu và em, anh thề sẽ chọn em.
Mong em đọc và xét đơn.

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Buồng chuối dài 2,1 mét

 
Trong vườn nhà ông Nguyễn Tấn (KP Tân Thạnh, P.Xuân Đài, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) hiện có một buồng chuối dài 2,1m với 120 nải, mỗi nải có 21 - 25 trái (ảnh).
Theo ông Tấn, cây chuối này do một người quen từ TP.HCM tặng. Ban đầu chuối được trồng trên đất cát nhưng không phát triển, sau đó đem trồng trên đất thịt thì cây xanh tốt và trổ buồng vào đầu tháng 2.2010. Điều lạ là bắp chuối lúc mới trổ rất nhỏ, đến gần 1m mới ra trái.
Đến nay, một số nải chuối đầu buồng đã chín, cho quả nhỏ, ăn có mùi thơm như chuối mật, ngọt, dẻo. Chủ nhân của buồng chuối không xác định được đây là loại chuối gì. Hiện buồng chuối vẫn tiếp tục dài ra và cho trái.

Tám 8 !

MR: Tại sao người ta lại gọi mấy bà nhiều chuyện là Tám, mà không phải mấy con số khác ta?

AD: Thì số 8 có hai cái vòng tròn nằm kề nhau, giống hai cái miệng đang song song “trình diễn” vậy!

MR: Có lí, có lí!

SỢ

AD 1: Giờ đang có dịch vụ kéo chân cho dài ra, tao với mày đi làm cho cao thêm không?

AD 2: Giá bao nhiêu?

AD 1: Hình như là 10 triệu!

AD 2: Trời, tao hiện chỉ có 5 triệu thôi!

AD 1: Thì mày kéo một chân trước, mai mốt có thêm 5 triệu thì kéo chân kia sau!
DÁNG NGỌC

MR: Dáng bà quả đúng là dáng ngọc đó!

AD: Đừng có nịnh!

MR: Nịnh gì, bà đã bao giờ nhìn thấy mấy viên ngọc chưa?

AD nghĩ năm phút lượm giày lên!

CHƯA BAO GIỜ

AD: Anh thấy nhan sắc của em thế nào?

MR: Anh sẽ nói ra một câu, đảm bảo chưa bao giờ và không bao giờ em được nghe!

AD: Câu gì vậy?

MR: Em đẹp lắm!

AD nghĩ 5 phút, lăn ra khóc
CAO CƠ HƠN

MR cùng AD ăn trong quán, thấy AD... hăng say quá, MR đứng dậy: Em cứ ngồi nha, anh ra sau đi rửa mặt tí xíu!

AD: Dạ, nhưng trước khi đi anh hãy... tính tiền rồi đi!

MR thở dài ngồi xuống!

GỢI Ý

MR cùng AD đi ngang hàng mĩ phẩm. AD: Sắp tới sinh nhật em rồi đó, anh sẽ tặng em quà gì nào?

MR: Em muốn quà gì?

AD: Thứ gì khiến em đẹp lên đó!

MR: Ờ, vậy mình qua hàng bán khẩu trang nha!
TÚ BÀ

MR: Bà có biết gì về nhân vật Tú Bà trong Truyện Kiều không?

AD: Ờ, chắc bả là phụ nữ mà tốt nghiệp tú tài, nên kêu là tú bà, đúng không?

KHEN

AD: Ba thấy con làm món canh bí ngon không?

MR: Chà, con gái ba xào bí ngon quá!

AD... đóng cửa phòng, im lặng!
ĐỐT DA

MR: Đang không bà đi đốt da cho đen thui chi vậy? Tính làm người mẫu hả?

AD: Không, tui làm vậy để ban đêm leo tường đi chơi, ba tui nhìn hổng ra!

LOVE ME

MR: Bà bận áo có chữ “love me”, vậy tui yêu bà được không?

AD: Đừng tưởng bở, “love me” nghĩa là tui thích... ăn me đó!
:lalon: =]] =]]



:thantuong: 
Sưu tầm 

Khi Việt Nam thành cường quốc

Bạn đã bao giờ thử tưởng tượng mọi thứ sẽ thế nào nếu Việt Nam trở thành siêu cường quốc số 1 thế giới?

Lúc đấy các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở bên cái nước Mĩ nhà quê kia, anh nào bắn tiếng Việt như gió là các em mê lắm. Nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào ví dụ như đoạn hội thoại sau:

- Chào David, how are you?
- I’m fine. And you?
- Fine. Long time no see. What are you doing?
- I’m studying at Đại học Vinh. My ngành is kinh tế.
- Wow, it is in the top 50 of Những trường đại học Việt Nam, isn’t it?
- Chuẩn. But it’s nothing in comparison to Peter Cooper. He got a 100% học bổng of Đại học Ngoại thương.
- Really? Vãi cả l** ! I can’t believe he used to be my dumb deskmate in 5th grade.
- Haizzz, he’s such a lucky guy. Girls in Hà Nội are so quyến rũ and dịu dàng.
- At least, you have Vietnamese girls around. At my university MIT, there are no girls nóng bỏng but cá sấu or fat chicks.
- Hey! Peter’s just uploaded photos on Yume(similar to Facebook). He had a photo taken with Vũ Hà last night.
- OMG!!!

Như các bạn đã thấy, sự trong sáng của tiếng Mĩ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Mĩ đi du học Việt Nam. Báo chí Mĩ thì lo lắng về tình trạng tiếng Mĩ bị méo mó. Các ca khúc Mĩ bây giờ có trào lưu cứ phải chêm một hai câu tiếng Việt vào bài hát đại loại như: Anh yêu em, Anh nhớ em nhiều lắm, Hãy lắc cái mông đi em, Cô ấy thật nóng bỏng, Hãy giơ tay lên nào các bạn v.v…

Người Việt lúc này đi du lịch rất sướng. Sang Mĩ tiêu tiền đồng thoải mái. Một ngàn là mua được cái bánh hamburger to uỳnh. Thả xu 200 đồng vào máy là mua được chai Pepsi. Mười ngàn đồng là mua được cái túi LV. Một triệu là mua được vPhone. Những tờ tiền Bác Hồ tràn ngập các nước nên trên thế giới không ai là không yêu Bác Hồ. Chính phủ Việt Nam cứ thỉnh thoảng thiếu tiền thì lại in thêm, chả sợ lạm phát

Thái Lan lúc này học tập Việt Nam bỏ đa đảng cho nó ổn định chính trị, chỉ có duy nhất một Đảng người Thái yêu người Thái, do ông Bủn-xỉn làm tổng bí thư. Ông này hồi trước học tiến sĩ ở đại học kinh tế quốc dân Việt Nam.

Các rạp Mĩ bây giờ phải tranh nhau mới mua được phim của Vinawood (kinh đô điện ảnh Việt Nam đặt tại Bắc Giang). Phim nào có ngôi sao phim hành động Ngô Thanh Vân là ăn chắc hết sạch vé tuần đầu tiên. Bên cạnh đó là quả bom sex Ely Trần. Siêu phẩm 3D do cô thủ vai chính sắp tới đang là chủ đề bàn tán của các bạn trẻ Mĩ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Paris Hilton thì lu loa lên là mình được đóng phim cùng Ely Trần nhưng cũng chả ai quan tâm, trong phim cô cũng chỉ được xuất hiện có 2 giây trong vai xác chết.

V-League là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh lúc này, hội tụ đầy đủ các siêu sao Việt Nam, Brazil, Hà Lan, Tây Ban Nha, Argentine. Câu lạc bộ Hà Nội T&T năm nay gần như chắc chắn vô địch V-League để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhờ có sự tỏa sáng của bộ ba hủy diệt Xavi-Công Vinh-Messi. SHB Đà Nẵng dù đã phá kỉ lục thị trường chuyển nhượng khi mua Quả bóng vàng VN Thành Lương, cùng với Cristiano Ronaldo nhưng cũng không nên cơm cháo gì, được cái là họ đã vào đến bán kết cúp C1 châu Á, giải bóng đá hấp dẫn thứ nhì hành tinh sau V-League, cùng với HN T&T và Lam Sơn Thanh Hóa, câu lạc bộ còn lại là Gamba Osaka của Nhật.

Nghe nói năm sau đa số khán giả ở Anh sẽ không được xem V-League vì kênh K- đã độc quyền phát sóng V-League ở Anh, ai muốn xem phải mua gói “Thượng hạng” với giá thuê bao lên đến ba mươi ngàn đồng một tháng…

Và những update vụn vặt khác...

1. Bản tin truyền thông:
- Tạp chí Bắp Cải đứng đầu alexa, chiếm 99% traffic toàn thế giới!
- Mương 14 sẽ là kênh thông tin hàng đầu châu Á, các trang tin tức như CNN, BBC đều phải có dòng chữ "muong14.vn" dưới mỗi bài viết.

2. Bản tin kinh tế:

- Thuốc lá Thăng Long và Vinataba tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Cả thế giới tin dùng bia Sài Gòn. Bạn có thể thấy cà phê Trung Nguyên ở mọi quốc gia. Hãng Vinaxuki đã mua lại 2 tập đoàn GM và Huyndai, FPT thâu tóm 60% cổ phần Microsoft.

- Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc Bkis có buổi nói chuyện thân mật với các sinh viên xuất sắc của Harvard...trong buổi nói chuyện của mình ông đã đưa dự định mua lại Microsoft và Apple của Mỹ.

- Việt Nam trúng thầu 90% các dự án trọng điểm của Trung Quốc, trong đó tới hơn 80% các dự án chậm tiến độ từ 5 tới 10 năm. Bên cạnh đó Việt Nam thuê rừng đầu nguồn của Trung Quốc để khai thác khoáng sản, lâm sản.

3. Bản tin xã hội & giáo dục:

- Hà Nội vừa được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới, vượt lên Singapore và Paris. Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút nhân tài hàng đầu Châu Á với số sinh viên nước ngoài đang theo học các trường ĐH ở VN hiện khoảng 10 triệu người.

- Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ là niềm ước ao của hàng triệu bạn trẻ trên toàn thế giới.

- Đàn ông VN vì không thể đeo đuổi được các cô gái danh giá, đã phải qua cưới các cô gái nghèo khổ ở các nước như Nhật, Hàn, Mỹ...

4. Bản tin quốc phòng:

- Tập đoàn công nghiệp quốc phòng VN công bố vừa xuất khẩu 20 tàu ngầm lớp Yết Kiêu cho Thái Lan và Indo.

- Vậy là Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã đồng ý cho phép Hoa kì được tự do nghiên cứu hạt nhân. Đây là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kì.

- Bộ quốc phòng công bố những tài liệu cho thấy đảo Hải Nam là của Việt Nam. Hoàng Sa tiếp tục được đầu tư để trở thành quân cảng lớn nhất Châu Á. Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ yêu cầu VN tôn trọng chủ quyền hải đảo và luật biển quốc tế. Được biết tuần trước, Trung Quốc lên tiếng vì việc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đâm chìm tàu chiến TQ.

- Bộ trưởng bộ ngoại giao VN vừa tới Trung Đông để bàn về việc ổn định hòa bình ở khu vực này và cho biết sẽ dần rút quân VN về trong vòng 2 tuần tới.

- Cảnh sát VN đã giải cứu hơn 10000 phụ nữ Trung Quốc trong một đường dây buôn bán phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay và đang hỗ trợ hồi hương cho số phụ nữ này. Tuy nhiên quá trình hồi hương gặp rất nhiều khó khăn do các cô gái TQ đều muốn lấy chồng là người VN.

5. Bản tin nghệ thuật & thể thao:

- Đái bậy ngoài đường trở thành mốt mới của giới trẻ toàn thế giới. Graffiti trở nên lỗi thời, giới nghệ sĩ chuyển sang chơi trò vẽ chữ lên tường phố bằng nước tiểu, còn gọi là "peeffiti".Ngoài ra đái bậy còn là một môn ưu chuộng của giới thể thao toàn cầu. Olympic Games có thêm các môn: Đái xa, Đái cao, Đái ba bước...

- Từ năm sau Hà Nội sẽ chính thức đăng cai Olympic mùa hè, môn nổi bật là bơi thi giữa phố cổ...

6. Bản tin địa lý & giải trí:

- Các thủ đô và thành phố lớn là phải có khói bụi mịt mù, đào đường lấp cống thường xuyên và ngập lụt mỗi khi trời mua để người dân thỏa sức bơi lội. Và giống như Hà Nội, Wasinton cũng sẽ cấm online game.

- Diện tích HN lại được mở rộng lần nữa. Bạn rất có thể gặp một cô gái H'mong mang hộ khẩu Hà Nội 9.

- Dép Lào, áo 3 lỗ và nón cối trở thành xu hướng mới của giới trẻ, sẽ tràn ngâp các sàn catwalk ở Paris và Milan.

- Vàng Anh đoạt giải Oscar cho thể loại film ngắn. Việt Dart giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Hoàng Thùy Linh giải thành tựu trọn đời.

- Bảo Thy lần đầu tiên đoạt giải Grammy với album Công chúa mặt ngựa.

- Trong buổi quảng bá album mới của mình, Lady Gaga đã phát biểu rằng :"Tôi là thím Hà của nước Mĩ".

- Thým Hà chính thức trở thành thần tượng mới thay thế các idol group ở HQ. Thím Vũ Hà khi vừa đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Incheon ở Seoul Hàn Quốc thì lập tức hơn 2 triệu fan cuồng nhiệt đứng chờ sẵn từ 2 tuần trước nhào tới bu lấy anh, giấm đạp lên nhau làm hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Ngoài ra, sau khi anh rời khỏi sân bay trong vòng vây của hơn 1000 nhân viên bảo vệ, có rất nhiều fan ôm nhau khóc cho tới khi đột quỵ mà chết. Các bạn trẻ Hàn Quốc, Trung Quốc khắc lên trán câu nói bất hủ "Nếu thế giới phản bội thým Hà, chúng tôi sẽ phản bội thế giới".

7. Bản tin đầu tư, tài chính & kinh doanh:

- Chính phủ Hồ Cẩm Đào mâu thuẫn với Quốc hội Trung Quốc sâu sắc do tranh cãi về việc xây dựng đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh - Thượng Hải - Quảng Châu nhờ vào vốn vay ODA từ Việt Nam. Dự trù tổng số vốn vay sẽ vào khoảng 5.600 tỉ VNĐ, chiếm 80% GDP Trung Quốc.

- Cuộc cạnh tranh kéo dài cả thế kỉ giữa Coca Cola và Pepsi đã chấm dứt khi cả hai lần lượt bị mua đứt bởi Công ty Tân Hiệp Phát. Hàng loạt nhà hàng KFC bị thay thế bởi các cửa hàng Phở 24.

- Nike, Adidas tuyên bố phá sản vì ko cạnh tranh nổi và đã bị mua lại bởi Thượng Đình - thương hiệu giày VN này cho tới nay đã bán được 900tr đôi.


Sưu tầm trên: Google

Chỉ có ở Viêt Nam

hic hicc

thế mới gọi là hận 
hở kìa

thu cái này về làm gì ?


giao thong nè



cấm ba gác má thì chết mất

chơi hẳn két luôn

em nào giám di qua



" mát  thế"

Cách mượn đồ hàng xóm

Cứ mỗi lần người đàn ông nhà bên đến gõ cửa nhà Robinson là y như rằng ông ta sẽ mượn một thứ gì đó.

- Lần này ông ta sẽ không có cơ hội mượn được thứ gì nữa đâu - Robinson lẩm bẩm nói với vợ - Xem đây này.

- Ơ, tôi tự hỏi không biết sáng nay anh có dùng cái cưa máy hay không? - Người hàng xóm bắt đầu.

- Ôi, tôi rất tiếc - Robinson nói - Nhưng thật sự thì cả ngày hôm nay tôi phải dùng đến nó rồi.

- Nếu vậy thì anh sẽ không cần những cây gậy chơi gôn đâu nhỉ, anh có phiền nếu tôi mượn chúng không? - Người hàng xóm hỏi.

Chuyện tào lao ý nghĩa của nó


Blog chuyện tào lao la nơi chúng ta  xả strees, chia sẻ những câu chuyện cười ,video vui nhộn, những ảnh vui, ngô nghĩnh, bổ ích, Là nơi tập chung những bài viết chia sẻ cảm xúc, cảm nhận về những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người.
Blog chuyện tào lao rất mong nhận được sự  đóng góp, cộng tác của các bạn, làm cho chuyện tào lao ngày càng phong phú và bổ ích, giúp chúng có những giây phút thư giãn sau mỗi ngày  lao động, học tập căng thẳng.