Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Chôn đứng - mai táng tiết kiệm kiểu Australia

Ông Allan Heywood, 64 tuổi, đã trở thành người khai sinh cho hình thức mai táng mới để bảo vệ môi trường: thay vì nằm nghỉ dưới huyệt mộ, ông đã được thân nhân chôn trong tư thế đứng tại nghĩa trang gần Darlington, ngoại ô thị trấn Camperdown, phía tây tiểu bang Victoria của Australia.
Vốn là một cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam, sau khi rời quân ngũ, ông Allan sinh sống như một nhạc công chuyên chơi nhạc trong các quán rượu và nhìn thế sự với con mắt của một "nhà hiền triết", Ông qua đời vì căn bệnh ung thư vào ngày 28/9/2010.

Tuy nhiên, cách thức mai táng có một không hai này đã được ông quyết định từ lâu, ngay khi biết mình khó thoát khỏi căn bệnh nan y này.

Khi thổ lộ ý muốn được mai táng theo hình thức trên với phóng viên nhật báoHerald Sun cách đây vài tháng, ông Allan nói: "Thật là điều hay nếu mình là người đầu tiên làm được việc gì đó. Mọi người ai cũng muốn có một chỗ đứng nho nhỏ trong lịch sử. Những năm qua tôi đã dự nhiều đám tang và tôi chưa bao giờ cảm nhận được chúng. Tôi là một kẻ vô thần".

Allan cho biết ông chỉ tốn có 2.750 đôla Australia cho phần mộ của mình và con số này chỉ bằng một nửa chi phí chôn cất thông thường. Ngoài ra, ông cũng yêu cầu chuẩn bị vải liệm có thể phân huỷ và có thể trở thành dưỡng chất của cây cỏ.

Chẳng những thế, mộ phần của ông cũng không có bia mộ, không có lễ tang, không có quan tài và chuyện này sẽ không tạo ra gánh nặng tài chính cho con cái. Ông muốn sau này có tưởng nhớ đến ông, chúng có thể tưởng niệm ở bất cứ nơi đâu: ngoài quán rượu hay trong câu lạc bộ bóng đá...
Tuy nhiên, chi phí thấp hay lợi ích đối với môi trường không phải là lý do chính.
Theo ông Allan, vấn đề chính là những tang lễ rình rang chỉ dành cho người sống chứ không phải dành cho người chết. Trên thực tế nhiều người bỏ bê cha mẹ trong viện dưỡng lão, đến khi cha mẹ khuất núi thì làm tang lễ hoành tráng chỉ để khoe của.
Gia đình của ông Allan cũng đã đồng ý với lời trối trăng của ông là không có mặt tại nơi chôn cất và chỉ có các nhân viên của nhà quàn tiến hành việc đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
(Theo Vietnam+)

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Kinh hoàng “má mì” tuổi teen

Dưới sự chỉ đạo của Hoa, ngày ngày gần chục cô gái tuổi teen ăn mặc đẹp toả đi mồi chài, dụ dỗ nữ sinh bán “cái ngàn vàng”.

Điều đặc biệt ở chỗ những đối tượng thanh thiếu niên ấy không phải là nạn nhân trong vụ án. Những cô gái còn trong độ tuổi đi học này đóng vai trò… Tú Bà trong các “ổ nhền nhện”.
Nữ sinh lập đường dây bán “cái ngàn vàng”
Một trong những vụ án đầu tiên phát hiện Tú Bà ở độ tuổi nữ sinh là vụ môi giới mại dâm do công an quận Hải An (Hải Phòng) triệt phá vào giữa năm 2007. Nhóm “nữ quái” độ tuổi 16 – 18 do “má mì” Phùng Thị Hoa (18 tuổi, ngụ khu C2, tập thể thảm len, Cát Bi, quận Hải An) và em gái Phùng Thị Vi (học sinh cấp 3) cầm đầu đã lôi kéo không ít nữ sinh vào đường dây mại dâm bán “cái ngàn vàng”. Dưới sự chỉ đạo của Hoa, ngày ngày gần chục cô gái tuổi teen ăn mặc đẹp toả đi mồi chài, dụ dỗ nữ sinh bán “cái ngàn vàng”.
Là những thiếu niên, nhưng lại tinh quái nên những đối tượng này biết cách tiếp cận, dụ dỗ những bạn cùng trang lứa. Địa điểm mà chúng thường xuất hiện nhất là… cổng trường. Sau khi tiếp cận, làm quen rồi “thân thiết” với các đối tượng “con mồi tiềm năng”, chúng liền “rắc thính” những nữ sinh nhẹ dạ, thích ăn chơi, đua đòi bằng cách đưa các bạn đến chốn ăn chơi. Sau khi đã “nghiện” chơi bời, những nữ sinh này dễ dàng nghe theo lời “má mì” bán “cái ngàn vàng” để kiếm tiền.
Hoạt động đến đầu tháng 10.2007, đường dây này đã bị Công an quận Hải An phát hiện bắt giữ khi chúng đang đưa “con mồi” đến cho khách xem “hàng”. Hoa cùng 3 đồng phạm khác bị bắt giữ về hành vi môi giới mại dâm.
Tại cơ quan điều tra, “má mì” Hoa khai nhận mình cũng từng là nạn nhân của các “má mì” tiền bối. Trước đó, khi mới chỉ 16 tuổi, Hoa đã bị một số đối tượng lôi kéo dụ dỗ đưa sang tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) bán vào “động” mại dâm. Đầu năm 2006, sau khi thoát được, về Hải Phòng, Hoa thu nạp được thêm đồng bọn toàn là những cô gái thuộc dạng thích ăn chơi đua đòi, đang độ tuổi teen tới trước cổng trường vào các giờ học sinh đến lớp và tan học để lôi kéo dụ dỗ các em học sinh “bán trinh”.
Công an nhận thấy những đối tượng này dù mới ở tuổi “ô mai” nhưng hoạt động không kém phần “chuyên nghiệp”. Thường thì sau khi dụ dỗ được các nữ sinh, chúng sẽ đưa nạn nhân đến Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng khám xem có còn “nguyên vẹn” hay không. Khi tìm được khách làng chơi, chúng sẽ bố trí địa điểm là nhà nghỉ hoặc quán cà phê để đưa nữ sinh đến cho “khách” xem mặt. Do các đối tượng này thường xuyên thay đổi địa điểm giao “hàng” nên thường không gây nhiều nghi vấn. Phải đến đầu tháng 10.2007, khi một nữ sinh là nạn nhân của chúng gọi điện về nhà thông báo sự việc, gia đình của nạn nhân mới trình báo cơ quan công an và đến khi đó ổ “nhền nhện” tuổi học sinh này mới bị triệt phá.
“Má mì” 15 tuổi đang mang thai vẫn đi bán thân
Mới đây, công an quận Dương Kinh (Hải Phòng) cũng vừa bóc gỡ một đường dây mua bán dâm do 2 chị em Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Thị Phương (đều ngụ tổ 1, phường Hải Thành) cầm đầu. Đau lòng ở chỗ, hai đối tượng này khi phạm tội “môi giới mại dâm” thì một chưa đầy 16 tuổi và đang mang thai, một còn đang tuổi 15. Hai đối tượng khác cùng tham gia đường dây cũng bị bắt giữ là Đặng Quang Vĩnh (34 tuổi, thợ cắt tóc) và Nguyễn Văn Báu (31 tuổi, lái xe, cùng ở tổ 3, phường Hải Thành, quận Dương Kinh).
Những thông tin về hoạt động phạm tội của 2 chị em Phương, Dung đã bị Công an quận Dương Kinh phát hiện vào cuối năm 2009. Nắm được thông tin về một nhóm đối tượng vị thành niên, là học sinh THCS và THPT bán dâm và môi giới bán dâm tại một số nhà nghỉ trên địa bàn và vùng lân cận. Thông qua biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã vận động được một nạn nhân 14 tuổi ra trình báo cơ quan công an. Nạn nhân khai báo do thường xuyên lên mạng “chat” nên đã quen với Dung. Biết nạn nhân thiếu tiền chơi game, Dung đã đưa nạn nhân đi bán trinh cho đối tượng Báu với giá 1,5 triệu đồng. Sau khi nạn nhân “tay đã nhúng chàm”, 2 chị em Phương, Dung liên tục dắt nạn nhân “đi khách”. Tại cơ quan công an, 2 “má mì” này khai nhận thậm chí những khi khách muốn “của lạ” thì 2 “má mỳ” này cũng sẵn sàng bán thân với giá 200 ngàn đồng/lần.
Khi cơ quan chức năng xuống nhà 2 thiếu nữ này để thông báo sự việc, họ mới biết rằng 2 cô gái này có hoàn cảnh gia đình khá éo le: bố mẹ bỏ nhau từ nhỏ, hai chị em sống cùng ông bà ngoại, thiếu sự quản lý của gia đình nên nghịch ngợm, đua đòi từ rất sớm. Khi bị bắt, Phương đang là học sinh lớp 11, còn Dung đang học dở năm học 2009 – 2010. Theo một số giáo viên, khi còn học, tuần nào Dung cũng bỏ vài buổi, thậm chí có lần còn bỏ học suốt nhiều tuần liền “đi bụi” và sau một thời gian lại trở về giở “bài” hoàn cảnh éo le để năn nỉ các thầy cô chấp nhận cho học tiếp. Đầu năm 2010, Dung lại mượn xe đạp của bạn cùng lớp đem cầm đồ rồi bỏ đi lang thang.
Mới đây ở Hà Nội, vụ án Tú Bà “My sói” cũng gây xôn xao dư luận. Mới 14 tuổi nhưng Đào Thị Hương đã sớm nổi tiếng với biệt danh My “sói” cầm đầu một nhóm đối tượng chuyên đi dụ, bắt, tổ chức hiếp dâm, cưỡng đoạt tài sản của các cô gái. Bọn chúng lấy những cô gái chơi bời “kẹt nét” làm đích nhắm. Dụ được con mồi, My “sói” cùng đồng bọn đe doạ, đánh đập, ép các cô gái lên xe máy hoặc taxi đến nhà nghỉ thuê phòng rồi cưỡng bức quan hệ tình dục, đe doạ, khống chế buộc họ phải bán dâm theo sự điều động của mình.
Báo động vấn nạn “Tú Bà” trẻ hóa
Theo đánh giá của chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 -2010, hiện trên cả nước ước tính có 30.900 người bán dâm (tăng 0,9% so với năm 2003). Trong đó số người bán dâm có hồ sơ quản lý chỉ chiếm hơn 15 ngàn người. Đáng lo ngại là số phụ nữ bán dâm ngày càng trẻ hóa. Gái mại dâm từ 16 -18 tuổi chiếm hơn 15%; từ 18 -25 tuổi chiếm 42% và từ 25 -35 tuổi chiếm 35%. Độ tuổi của các “má mì” theo đó cũng ngày càng được trẻ hóa, lại chủ yếu xuất thân từ nông thôn và hầu hết đã qua nghề “gái bao” nên thừa thủ đoạn để trốn tránh pháp luật. Nhìn chung các đối tượng này trình độ văn hóa rất thấp, khoảng 80% văn hóa cấp 1 và 2; 10% mù chữ.
Lý giải nguyên nhân vấn nạn này, một cán bộ Hội phụ nữ cho rằng đó là hậu quả của lối sống buông thả và thiếu sự quan tâm của gia đình. “Ở lứa tuổi các em chưa có nhận thức đầy đủ về cuộc sống, do gia đình và các tổ chức đoàn thể địa phương không giáo dục, định hướng kịp thời nên các em đã lạc đường”, vị cán bộ này nhận định.
Một cán bộ điều tra công an quận Dương Kinh (Hải Phòng) đã từng tham gia triệt phá một số vụ các nữ sinh phạm tội tổ chức bán dâm tâm sự: “Thật khó khăn khi phải ngồi lấy lời khai những đứa trẻ chưa bằng tuổi con gái mình mà đã lọc lõi, mà đã đầy thủ đoạn như các Tú Bà chính hiệu. Giá như các cháu có được điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt của gia đình và xã hội thì đâu đến nỗi…”

Lấy từ_ Câu chuyện đời thường

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Cười đả kích

Quan sắp đánh bố

Một anh lính lệ tính cương trực, thấy quan huyện làm nhiều điều trái mắt, thường hay chế nhạo. Quan vẫn định bụng trị. Một hôm, có người đến vu cho anh ta ăn tiền ở ngoài chợ. Quan mừng thầm có có dịp báo thù, liền cho đi bắt về.
Anh lính lệ về, dắt cả thằng con đi theo. Quan vừa trông thấy, đập bàn, thét:
Ä Ðánh! Ðánh! Ðánh cho nó chừa cái tật ăn hối lộ đi!
Anh lính lệ ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con:
- Con đứng lui ra. Quan sắp đánh bố đấy!

Ông huyện với ông đồ
Có anh học trò thi đậu ông đồ ở đâu tới xứ chỗ ông huyện nhậm để dạy học, mà hay làm ra vẻ ông đồ lắm, đờn địch chơi bời phong lưu, ông huyện không ưa mới làm một bài thơ biếm chơi rằng:
Tú tài đỗ những khoa mô?
Làm tích trong nhà mặt tỉnh khô.
Con trẻ ngất ngơ kêu cậu cống,
Mụ già nhóc nhách gọi cha đồ.
Ngày dài đờn phím nghe inh ỏi,
Buổi vắng thơ ngâm tiếng ầm ồ.
Ai khiến tới đây làm bậy bạ?
Khen cho phổi lớn quá mơ hồ.
Ông đồ nghe được thì bộ (hoạ) lại như vầy:
Biển rộng mênh mông dễ cạn khô.
Tuy chửa vẻ vang quyền cậu cống,
Song đà tỏ rõ mặt ông đồ.
Nhờ chút ơn Nghiêu nhuần phơi phới,
Sá chí muôn Chích sủa ồ ồ.
Căm loài thạc thử lòng tham cha,
Ðố khoét cho tao lúa hết bồ.

Quan lái lợn làm cụ trong dân


ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn.
Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn:
- Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn).
- Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).

Câu đối có chí khí.
Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu
hỏi rằng :
- Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
Ðứa học trò chí khí đối lại liền :
- Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được

Quan rẻ thối
Có một ông quan huyện thấy cần phải đi hành hạt để xem dân tình trong huyện đối với mình ra sao. Chọn ngày lành tháng tốt quan lên đường. Ðể cho oai, quan bắt dân phi phải khiêng mình bằng một chiếc võng đòn con thật đẹp. Lại thêm một chiếc lọng xanh do một cậu lính vác cho ra vẻ. Ngày ấy là phiên chợ huyện. Quan muốn dạo chợ. Sắp đến đầu chợ, quan nghe trong một nhà bên phố, tiếng chồng bảo vợ:
- Bà mày hôm nay không mua thịt chớ thịt rẻ lắm. Một quan phải hai người người gánh. Quan thịt rẻ thối như thế không biết đường mà mua.
Nói xong chị ta còn đay lại: "Quan rẻ thối"
Quan huyện biết lão này chửi xỏ mình, tức quá nhưng không biết trị làm sao được. Thấy lính hầu và dân phu có vẻ đắc ý cười tủm, quan tức quát chạy thẳng, không dạo chợ nữa

Ẻ đầu vua
Một ông lý, miệng lúc nào cũng lu loa: "Có quan phụ mẫu ở trên đầu".
Thằng bé - con ông - mới dăm bảy tuổi, một hôm thóc mách hỏi bố:
- Ai ở trên đầu cha?
- Quan phụ mẫu.
- Quan phụ mẫu là ai?
- Là quan huyện.
- Trên quan huyện là ai?
- Là quan tỉnh.
- Trên quan tỉnh là ai?
- Là các quan trong triều.
- Trên các quan trong triều là ai?
- Là vua.
- Trên vua là ai?
Ông lý bí. Nhưng sực nhớ mỗi khi đi xem tuồng, thấy vai vua ra sân khấu, khi nào cũng đội mũ có thêu hình hai con rồng chầu một cái hình tròn.
Ông đáp:
- Là con rồng.
- Thế con rồng mót đi ẻ, ẻ đầu vua à?!

Rèn của quí

Một hôm đang buổi trưa, cồng đòi nọ kia, vợ không chịu. Chồng cáu, vừa bỏ đi vừa bảo: "Ðược rồi, không cho ông, ông cắt quách đi cho mà xem".
Anh ta ra đồng kiếm một con lươn to, cắt hai khúc nắm trong tay, về bảo vợ:
- Khéo làm bộ, tao cắt rồi đây này. Từ nay thì ông đếch cần.
Chị vợ tưởng thật nằm lăn ra khóc hu hu. Chồng lại dỗ:
- Ai bảo! Thôi nín đi, đã thế này thì tôi đi rèn lại vậy. Nhưng từ nay đừng có mà gàn bướng nữa nhé.
Nói xong, anh ta mặc quần áo sang làng khác chơi một buổi rồi về:
- Gớm, khó khăn quá, đau bỏ mẹ, nhưng cũng rèn lại được rồi mẹ mi ạ!
Vợ mừng quá bảo:
- Ðâu, đâu, đưa tôi xem, hết bao nhiêu tiền? Nhà hãy thử xem có chắc không?
- Âý chết, mất ba quan tiền đấy, mới rèn mà thử nó bong ra thì bỏ mẹ. Chả chơi.
Nhưng anh vẫn thử. Ðang cơn thích thú, chị vợ nũng nịu:
- Sao không bỏ thêm ba quan nữa mà cạp thêm vào!.

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Cũ nhưng vẫn hay









Đơn xin cúp điện

Đơn xin cúp điện



Kính gửi: Ông giám đốc sở điện lực.

Em tên là: Lê Thị Bích Tèo

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Teen

Trình độ văn hóa: Lớp 12

Xin gửi tới ông lời đề nghị tha thiết như sau:

- Như trên đã nói, em đang học lớp 12. Nếu ông có một chút quan tâm ông sẽ hiểu trên đất nước ta hiện nay có hàng triệu học sinh lớp 12 như thế.

Và hầu như tất cả chúng em đang kiệt sức vì học. Em nói điều này bởi em tin chắc chắn ông có đi học, do đó ông sẽ hiểu cuộc sống của một học sinh cơ cực đến mức nào: sáng học ở trường với thầy trên lớp, chiều học thêm với thầy ở nhà thầy hoặc chỗ thầy thuê, tối học ở nhà, chủ nhật học tiếng Ang, thứ bảy học đàn, học võ hay học gì gì đó tùy thuộc vào mỗi gia đình.

Nói tóm lại, chúng em đã, đang và sẽ ngày đêm kiệt sức vì học và khiến cả nhà cũng kiệt sức theo: Ba thì đưa đón, mẹ thì nấu ăn và đi họp phụ huynh, anh chị thì kèm cặp, chú bác thì chạy chọt... Em luôn luôn cảm thấy việc học hành không còn là vui thích mà như cơn sóng dữ vồ lấy mình, liên tiếp đập mình vào bờ đó đến nát nhừ người như thịt băm viên.

Ông giám đốc sở điện kính mến!

Tại sao em lại kể những điều ấy ra với ông? Tại vì em, các bạn em từ lâu lắm rồi vẫn khao khát được nghỉ ngơi. Từ lâu lắm rồi, bọn em mơ ước có những phút bỏ sách vở ra, nhảy ùm xuống sông (sông có cá sấu cũng kệ, ngay cả khi cá sấu đang há mõm chờ) hoặc bọn em mong mỏi xếp sách vở lại, chạy ào ra bờ đê trên đôi chân trần, tay kéo sợi dây diều, mồm hét to lên những tiếng kêu không rõ.

Nói cách khác, tất cả học sinh đều thèm những giờ phút được bay, được phi và được lao. Tụi em tin chắc sự nghỉ ngơi thực ra cũng chính là sự học ở một khía cạnh khác.

Nhưng ông ơi, chúng em chưa khi nào được nghỉ ngơi cho ra hồn cả. Ngay cả ba tháng hè, quãng thời gian mà các nhà khoa học chứng minh rất cần thiết cho trẻ con chơi, cũng bị người lớn cướp lấy, bắt học thêm đủ thứ. Mặc dù người lớn nào cũng thương con, nhưng người lớn này cứ nhìn người lớn kia chứ ít khi dám dũng cảm nhìn chính bản thân mình, hậu quả là họ đua nhau bắt chúng em học thêm, học thêm và học thêm mãi mãi.

Trong cái đại dương học thêm mênh mông và đen kịt đó, em hạnh phút vô cùng khi thỉnh thoảng được nghỉ, nghỉ mà không ai dám nói, nghỉ mà cha mẹ, thầy cô phải chịu, nói tóm lại, nghỉ rất hợp pháp. Đó chính là những lúc cúp điện bất ngờ.

Thưa ông!

Tuy còn teen, em cũng hiểu một trong những việc cô cùng quan trọng của giám đốc sở điện là làm sao cúp điện đúng lịch (còn việc làm sao để chả khi nào cúp điện là chuyện chả giám đốc nào làm nổi nên ta không bàn ở đây cho khỏi mất công).

Ông, những giám đốc đi trước ông và những giám đốc đi sau ông luôn luôn ám ảnh về cái lịch cúp điện đó, và tuy họ là những người rất cố gắng, rất tài năng, thậm chí đôi khi rất đẹp trai (em viết vậy vì em là thiếu nữ) cũng chả ngăn cản được việc cúp điện bất thình lình.

 Nhưng gần đây ở thành phố ta, tình trạng cúp điện như thế bỗng diễn ra hơi nhiều. Mọi gia đình, không phân biệt già trẻ, không phân biệt trình độ văn hóa, kinh tế hay tôn giáo, đều có cơ hội bị cắt điện không báo trước (còn việc lúc nào cấp điện lại đương nhiên không báo trước rồi).

Tình trạng ấy khiến cho nhiều gia đình hay nhiều xí nghiệp rơi vào thảm cảnh. Nhưng như trên em đã nói, gia đình có nhiều thành phần và với tư cách thành phần trẻ con, em ủng hộ việc cúp điện bất ngờ của ông. Ủng hộ một cách nhiệt tình nhất.

Còn gì may mắn cho em và các bạn em hơn khi vừa mới mệt mỏi, nhăn nhó ngồi vào bàn học thì điện phụt tắt. Nếu cứ ngoan cố tiếp tục học sẽ tối mù và sẽ đẫm mồ hôi. Thế là cha mẹ, ông bà, dù có độc tài khoa học đến đâu, cũng buộc phải cho con cái dừng lại chơi đùa.

Thưa ông!

Thay mặt rất nhiều học sinh phổ thông đang ngày đêm vật lộn với sách vở, em xin chân thành cám ơn ông về những giây phút cúp điện xuất thần của ông vừa qua. Ông không hề biết, bằng hành động nhân đạo cao cả đó, sở điện lực đã mang lại niềm vui cho bao nhiêu học sinh. Thậm chí, em còn tin rằng là một nhà khoa học, ông đã cố tình đóng góp vào giáo dục cách cúp điện tuyệt vời này. Ông, và không ai khác ngoài chính ông, bằng hành động cụ thể, đã đưa việc nghỉ ngơi của trẻ em lên một tầm cao mới.

Em tin chắc ông là một người sâu sắc. Khi cúp điện bất thình lình, ông luôn luôn chuẩn bị trước cả ngàn lý do khách quan. Em nghe đồn xã hội ta có một mỏ lý do khách quan giàu trữ lượng vào loại cực cao của thế giới, có thể để ông và nhiều giám đốc khác khai thác rất lâu. Nhưng em chả tin điều đó. Em nghĩ rằng ông chỉ muốn trẻ con có những phút nghỉ ngơi, và càng bất ngờ, càng dày đặc càng tốt cho chúng. Đấy là một ý nghĩ vô cùng đúng đắn, chứng tỏ ông không những có nhãn quan kinh tế mà còn nhãn quan sư phạm.

Em, thay mặt các bạn em, tha thiết mong ông phát huy và bảo tồn tính cúp điện không báo trước đang thực hiện rất hiệu quả. Em mong ông có đầy đủ sức khỏe và niềm tin để thực hiện công việc đầy ý nghĩa này.

Cám ơn ông rất nhiều.

Lê Thị Bích Tèo

vươn lên trong cuộc sống


Sản Phẩm Của Người Khuyết Tật

Không chịu đầu hàng trước số phận không được may mắn của mình, những anh chị em khuyết tật ở cơ sở Nhà May Mắn đã chăm chỉ hoc tập, và đã tạo ra những sản phẩm của người khuyết tật hết sức độc đáo và đẹp mắt.


Khi bạn bước tới Trung Tâm Chắp Cánh của Nhà May Mắn bạn sẽ bắt gặp ngay những anh chị em khuyết tật ở đây đang miệt mài, say sưa với công việc của mình. Họ cố gắng làm ra thật nhiều những sản phẩm của mình, đề mong sao kiếm them chut thu nhập cho mình vun đắp cho cuộc sống còn nhiều khó khăn.


Những sản phẩm của người khuyết tật như the này chứa đựng trong đó nhửng nghị lực, cố gắng và sự vươn lên trong cuộc sống. Để chứng minh rằng những ngưởi khuyết tật cũng có thể tự nuôi sống bản thân mình bằng chính bàn tay cua mình..


Xem tại:  Sản phẩm của người khuyết tật